Tại Việt Nam việc nói “Không “ với ý từ chối và “Có, vâng” với ý chấp nhận hoặc đồng ý một vấn đề hay yêu cầu từ một ai đó. Và cũng rất dễ nhận biết cũng như thể hiện là “Có” hay “Không”. Tuy nhiên theo như kinh nghiệm từ bản thân và kinh nghiệm của một số bạn du học sinh tại Nhật. Người Nhật cũng có thể nói “Không” thể hiện sự từ chối… Tuy nhiên rất khó có thể nhận biết hay phán đoán được là ai đó đang nói “Không”, đang từ chối và càng khó hơn khi từ chối một lời đề nghị từ ai đó.
-
Cách từ chối lời đề nghị
Vậy bạn nên làm gì ? Một điều chắc chắn rằng bạn không thể tiếp nhận tất cả các yêu cầu, các lời đề nghị vì kể cả có thời gian bạn vẫn còn những việc khác phải làm. Ngoài ra bạn đang tập giao tiếp với người Nhật nên hầu như các mẹo hay các cách sử dụng tại Việt Nam đều không mấy hiệu quả. Tuy nhiên, một vài kỹ thuật giao tiếp sau đây chắc chắn sẽ hỗ trợ bạn ít nhiều trong việc giao tiếp, duy trì các mối quan hệ giữa bạn bè hay khách hàng là người Nhật.
Điều quan trọng nhất là phải hiểu được tại sao việc nói “Không” tại Nhật lại vô cùng phức tạp đến như vậy. Nếu bạn hỏi về nguyên nhân tại sao việc từ chối lại phức tạp như vậy, thì câu trả lời một phần nằm ở văn hóa xấu hổ của người Nhật và vị trí của họ trong xã hội (khi nói về vị trí đứng trong xã hội thì cũng khá giống với Việt Nam nhỉ !). Việc thể hiện rõ ý khi nói “Không” tức là từ chối một cách thẳng thắn. Ngoại trừ người cấp dưới, người nào đó nhỏ tuổi hơn hay là hậu bối chẳng hạn,… thì việc từ chối thẳn thắn có thể dễ dàng và hoàn toàn chấp nhận được. Đối với những người có địa vị ngang bằng nhau thì việc không từ chối thẳng thắn nhằm mục đích tôn trọng lẫn nhau, tránh gây ra những bất hòa không cần thiết.
Đối với người có địa vị cao, cấp trên,… thì việc không từ chối một cách rõ ràng sẽ giúp họ tránh việc bị mất mặt đối với những người khác. Vì vậy việc từ chối sếp, đồng nghiệp hay khách hàng khi họ đưa ra một đề nghị sẽ khiến họ mất mặt, cảm thấy xấu hổ và mất luôn cảm tình với bạn.
Do đó thực sự rất khó khăn khi phải nói “Không”. Theo tôi, nếu như không thực sự bận việc gì khẩn cấp thì bạn không nên từ chối những lời đề nghị này. Vì chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì các mối quan hệ trong xã hội và trên hết bạn cần phải bình tĩnh và tỉnh táo trong mọi việc.
-
Khi người Nhật từ chối một lời đề nghị
Làm sao nhận biết được khi một người Nhật đang cố gắng nói “Không” với bạn. Như tôi đã đề cập ở phần trên. Việc nói không đã khó, việc nhận biết khi một người nói “Không” còn khó hơn nhiều lần. Để có thể nhận biết được khi một người nói không thì cần phải có một thời gian tiếp xúc, luyện tập và làm quen dần. Có một dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết là khi người mà bạn đề nghị trả lời hoặc không trực tiếp là “Có” điều này có nghĩa là họ đang từ chối lời đề nghị từ phía bạn.
Một số thuật ngữ mà bạn có thể nghe thấy như 検討させてください (けんとうさせてください) hoặc 考えておきます(かんがえておきます)trong tiếng Việt (tạm dịch) là để tôi xem lại đã hay để tôi suy nghĩ đã. Khi nghe thấy những thuật ngữ này thì bạn có thể nhận biết ngay được rằng người kia đang cố gắng từ chối bạn. Chắc chắn là có lí do nào đó hoặc không thích thú với lời đề nghị này. Bạn nên khéo léo rút lại lời đề nghị của mình.
Ngoài ra một dấu hiệu khác để nhận biết sự từ chối là cụm từ ちょっとtheo sau cụm từ này là một khoảng lặng (một khoảng lặng cực kì khó xử của người nói). Với ý nghĩa là “một chút” nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau chotto còn mang hàm ý từ chối là không thể hay “Không”. Khi tình huống này xảy ra thì chotto là cụm từ có thể đưa đoạn hội thoại quay trở lại thời điểm bắt đầu. Đoạn hội thoại giờ đây không chỉ đơn giản là “Có” hoặc “Không” bạn cần phải để họ cởi mở và giải thích. Nhằm có được những ý tưởng tốt hơn khi đưa ra những đề nghị khác (gần giống như việc thảo luận dể đưa ra ý kiến tốt hơn). Nhìn chung để nhận biết khi một người nói “Không” khó mà cũng không khó cái chính là bạn phải thường xuyên giao tiếp, việc này sẽ giúp bạn cải thiện nhanh chóng.
-
Văn hóa tại nơi công sở
Một trong những tình huống phổ biến nhất mà người nước ngoài nói chung và người Việt nói riêng phải đối mặt tại nơi làm việc là “lời mời đến bữa tiệc sau giờ làm” và những bữa tiệc này thường liên quan đến rượu, bia. Bạn có thể cảm thấy không muốn tham gia một chút nào và nếu như tham gia thì bạn không muốn đụng đến rượu bia mà đó là việc không thể tránh. Có một sự khác biệt cực kì lớn giữa chấp nhận lời mời một, hai lần và không bao giờ chấp nhận lời mời. Tuy ít nhưng hãy cố gắng sắp xếp thời gian vì đây là cơ hội tốt để bạn tương tác với đồng nghiệp bên ngoài văn phòng.
Nếu như bạn hỏi một người Nhật làm sao để tránh hay từ chối những yêu cầu như vậy thì bạn sẽ không nhận được bất kỳ câu trả lời nào. Vì họ cũng không biết phải trả lời như thế nào. Có thể nói đây là văn hóa tại công sở (nơi làm việc), nó đã đi sâu vào trong tâm trí người Nhật đến mức họ có thể xem đây là điều hiển nhiên và rất bình thường. Do đó việc từ chối có thể gây ảnh hưởng xấu đến bạn hay mối quan hệ giữa đồng nghiệp với bạn. Tuy nhiên từ kinh nghiệm của mình những lời từ chối kiểu như “Xin lỗi ! Hôm nay là sinh nhật vợ tôi, tôi không thể tham dự cùng mọi người”, hay một trận đấu… sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn. Tuy nhiên đừng lấy cớ trốn đi nhiều lần quá nhé ! Vì không rất dễ phát hiện ra rằng bạn đang nói dối và điều đó thực sự không tốt. Hơn nữa nếu như bạn chấp nhận lời đề nghị lần này thì sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi từ chối trong lần tiếp theo.
Bên cạnh những chuẩn mực xã hội Nhật thì khi nói “Không” mỗi người Nhật có những phản ứng khác nhau. Đặc biệt là đối những người học tập và làm việc ở nước ngoài. Vì ở nước ngoài nên họ cũng học tập cách giao tiếp từ nước khác. Những người như vậy sẽ thể hiện việc từ chối một cách trực tiếp rõ ràng hơn.
Tóm lại, nhằm tránh gây xung đột hay làm mất mặt các thành viên khác, người Nhật thường chọn cách giao tiếp không rõ ràng, mơ hồ. Việc phán đoán và nhận biết tốt điều này có thể giúp bạn giao tiếp đạt được hiệu quả cao. Và khi đã nắm bắt được vấn đề thì việc bạn có thể chuyển câu trả lời từ “Không” thành “Có” là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
Leave a Reply